Saturday, January 8, 2022

Giá Cá, Ếch 08/01/2022 (Miền Tây)

Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 08/01/2022

Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu


CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ GIÁ ẾCH ĐBSCL

Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 08/01/2022 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 29.000-30.000 đồng/kg size 30-35 con...

Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá từ 32.000-33.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 250-270 đồng. Giá ếch hôm nay tăng mạnh, ếch thịt giá 42.000-43.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg giá 400 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 35.500-36.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá tăng từ 49.000-50.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi (cá thịt 500-600gr) giá 29.000-30.000 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) có giá tăng cao 49.000-50.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.400 đồng/con.

Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)


Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 03/01/2022 – 09/01/2022
TÊN MẶT HÀNG ĐƠN GIÁ (VNĐ) ĐƠN VỊ TÍNH NGÀY BÁO GIÁ ĐỊA PHƯƠNG
Cá tra thịt trắng 35.000 – 40.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Lươn loại 2 170.000 – 180.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Lươn loại 1 180.000 – 200.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Ếch nuôi 55.000 – 60.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Tôm càng xanh 230.000 – 240.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Cá lóc nuôi 48.000 – 52.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Cá điêu hồng 48.000 – 50.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Cá rô phi 32.000 – 35.000 đồng/kg 1/6/2022 An Giang
Tôm thẻ 100 con/kg 100.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 80 con/kg 114.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 70 con/kg 121.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 60 con/kg 126.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 50 con/kg 137.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 40 con/kg 148.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 30 con/kg 168.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 20 con/kg 246.000 đồng/kg 1/6/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 40 con/kg 165.000 – 175.000 đồng/kg 1/6/2022 Bạc Liêu
Tôm sú loại 30 con/kg 205.000 – 215.000 đồng/kg 1/6/2022 Bạc Liêu
Tôm sú loại 20 con/kg 265.000 – 275.000 đồng/kg 1/6/2022 Bạc Liêu
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 138.000 đồng/kg 1/5/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 80 con/kg tại ao 112.000 đồng/kg 1/5/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 100 con/kg tại ao 98.000 đồng/kg 1/5/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 40 con/kg 170.000 đồng/kg 1/5/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 30 con/kg 215.000 đồng/kg 1/5/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 20 con/kg 275.000 đồng/kg 1/5/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 30 con/kg 200.000 – 210.000 đồng/kg 1/5/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 25 con/kg 230.000 đồng/kg 1/5/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 20 con/kg 280.000 đồng/kg 1/5/2022 Trà Vinh
Cá chép tại ao 37.000 đồng/kg 1/4/2022 Hải Dương
Cá rô đầu nhím tại ao 35.000 đồng/kg 1/4/2022 Hải Dương
Cá rô phi tại ao 27.000 đồng/kg 1/4/2022 Hải Dương
Cá trắm cỏ tại ao 43.000 đồng/kg 1/4/2022 Hải Dương
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 139.000 đồng/kg 1/4/2022 Tiền Giang
Tôm thẻ 80 con/kg tại ao 111.000 đồng/kg 1/4/2022 Tiền Giang
Tôm thẻ 100 con/kg tại ao 101.000 đồng/kg 1/4/2022 Tiền Giang
Cua thịt 220.000 đồng/kg 1/3/2022 Bạc Liêu
Cua gạch 450.000 đồng/kg 1/3/2022 Bạc Liêu
Lươn loại 1 (4-5 con/kg) tại trại 130.000 đồng/kg 1/3/2022 Cần Thơ
Cá mè hoa tại ao 14.000 đồng/kg 1/3/2022 Thanh Hóa
Tôm càng xanh tại ao 150.000 đồng/kg 1/3/2022 Kiên Giang
Tôm càng xanh giống 180 đồng/con 1/3/2022 Bạc Liêu
Tôm càng xanh loại 15-20 con/kg 130.000 đồng/kg 1/3/2022 Bạc Liêu
Tôm càng xanh loại 6-15 con/kg 155.000 đồng/kg 1/3/2022 Bạc Liêu
Ếch (tại trại) 46.000 đồng/kg 1/3/2022 Sóc Trăng
Cá trê lai tại ao 17.000 đồng/kg 1/3/2022 Đồng Tháp
Cá trê vàng tại ao 42.000 đồng/kg 1/3/2022 Đồng Tháp
Cá kèo tại ao (40 con/kg) 73.000 đồng/kg 1/3/2022 Bạc Liêu
Cá he thịt tại ao 47.000 đồng/kg 1/3/2022 Cần Thơ
Cá tra mỡ vàng 16.000 đồng/kg 1/3/2022 Cần Thơ
Tôm đất Cà Mau 160.000 đồng/kg 1/3/2022 Cà Mau


Giá cá tra nguyên liệu chững lại sau khi chạm đỉnh hai năm

Giữa tháng 12, giá cá tra nguyên liệu của Việt Nam bắt đầu chững lại còn khoảng 24.000 đồng/kg sau khi chạm đỉnh hai năm vào cuối tháng 11.
Sau khi chạm đỉnh hai năm vào cuối tháng 11, giá cá tra nguyên liệu của Việt Nam đã bắt đầu đi ngang hoặc có dấu hiệu giảm nhẹ vào giữa tháng 12 (khoảng tuần thứ 50 của năm 2021).

Cụ thể, giá cá tra loại 0,8 - 1 kg vẫn ổn định ở mức 24.000 đồng/kg (tương đương 1,05 USD/kg), nhưng loại 1 - 1,2 kg và hơn 1,2 kg đều giảm 0,8% xuống 24.000 đồng/kg.

Dù có dấu hiệu chững lại vào giữa tháng 12, giá cá tra thu mua tại chân ruộng vẫn cao hơn mặt bằng giá của năm 2020 và năm 2021.

Trong quý III/2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến các tỉnh ĐBSCL phải giãn cách xã hội. Nông dân phải nuôi cầm cự đàn cá đến tuổi thu hoạch vì các nhà máy chế biến thủy sản phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động 3 tại chỗ, khiến công suất lẫn lực lượng lao động đều sụt giảm.

Loại cá tra 0,8 - 1 kg là kích thước lý tưởng để sản xuất philê xuất sang EU và Mỹ. Tuy nhiên, kể từ tháng 9, nguồn cung loại cá này giảm mạnh đã khiến giá nguyên liệu rục rịch tăng.

Các nhà máy chế biến cũng tranh thủ mua nguyên liệu và trữ lạnh cá 0,8 - 1 kg để chế biến và xuất khẩu, gây thiếu nguồn cung vào những tháng cuối năm 2021.

Giá cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN cũng đã có xu hướng tăng trong vài tháng trở lại đây, trong khi giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ lại có xu hướng chững lại.

Nhu cầu tiêu thụ của các thị trường ở mức cao trong khi nguồn cung thiếu hụt có thể đưa giá cá tra nguyên liệu bước vào chu kỳ tăng giá mới vào đầu năm 2022.

Trao đổi với người viết, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), cho biết: "Hiện đã qua mùa thả giống. Nếu ương cá bột vào mùa đông, tỷ lệ thành công rất thấp, kèm theo yếu tố dịch bệnh, cá không có sức đề kháng tốt.

Việc thiếu hụt nguồn cung đang giúp giá cá tra đang bước vào chu kỳ tăng mới, có thể chạm mốc 27.000 – 28.000 đồng/kg vào đầu năm 2022".

Đại diện VINAPA cho biết các doanh nghiệp lớn đều có vùng nuôi, vùng liên kết. Do đó, nông dân cần xem xét yếu tố thời tiết, dự báo thị trường và liên kết với doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp, an toàn khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường.


Xuất khẩu cá tra giữ vững mục tiêu dù gặp khó do dịch COVID-19

Sau một năm xảy ra nhiều biến cố vì dịch COVID-19, con đường vận chuyển hàng hóa biến động, chi phí tăng cao, năng suất chế biến giảm mạnh do hàng loạt nhà máy phải tạm dừng, hoặc hoạt động cầm chừng, xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn giữ vững mục tiêu như đã đề ra ngay từ đầu năm 2021. Các thị trường xuất khẩu vẫn được mở rộng, tăng vị thế cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại khác.
Kim ngạch xuất khẩu tăng

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2021 là năm mà các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đối mặt nhiều thách thức. Dịch COVID-19 khiến các nhà máy sản xuất và chế biến cá tra phải tăng thêm chi phí gấp 3 lần cho kiểm tra dịch bệnh và sản xuất "3 tại chỗ". Thêm vào đó, các doanh nghiệp còn đối mặt với chi phí logictics tăng cao, thiếu container rỗng để giao hàng đúng hợp đồng và đúng thời hạn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm 2021 ước đạt 1,54 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.

Để có được kết quả này, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lý giải, do nhu cầu tiêu thụ cá tra tại một số thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trở lại mức trước khi xảy ra dịch COVID-19. Trong số đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra của Việt Nam. Sau khi phục hồi vào nửa cuối năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3, tháng 4/2021.

Tính đến cuối năm 2021, thị trường Trung Quốc chiếm 28% tỷ trọng nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Các nhà nhập khẩu cá tra cho biết, giá cá nước ngọt của nước này trong nửa đầu năm nay tăng mạnh, thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng nuôi của Trung Quốc do đó cá tra Việt Nam vẫn là sản phẩm thủy sản thay thế hấp dẫn.

Đối với thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu dùng cá tra cũng bắt đầu hồi sinh theo ngành dịch vụ thực phẩm kể từ sau khi quốc gia này ứng phó được dịch COVID-19. Lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ trong quý đầu năm 2021 tăng gấp đôi so với quý II của năm 2020. Trong quý III và quý IV năm 2021, Mỹ tăng lượng nhập khẩu cá tra với mức gần 50% và bù đắp lớn cho các thị trường khác có sự sụt giảm đáng kể.

Hiện thị trường này đang chiếm tỷ trọng 22% và nhu cầu tăng mạnh sau chiến dịch tiêm vaccine cùng gói phục hồi kinh tế. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu từ thị trường này vẫn lớn do sản xuất nội địa của Mỹ giảm, giá thủy sản tại Mỹ tăng cao.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhờ các Hiệp định Thương mại tự do tiếp tục là đòn bẩy xúc tiến thương mại sang nhiều thị trường, nhất là những thị trường nhỏ tiềm năng như: Mexico, Brazil, Nga, Colombia, Thái Lan…

Nỗi lo thiếu nguyên liệu

Mặc dù xuất khẩu cá tra vẫn giữ vững được mục tiêu trong năm 2021, nhưng với những biến động lớn trong 8 tháng do dịch COVID-19, ngành cá tra đã chịu sự tác động nặng nề và ảnh hưởng đến việc thả nuôi cá nguyên liệu cho vụ sau.

Hiện, Tổng Cục thủy sản đã cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có nuôi cá tra rà soát lại toàn bộ diện tích thả nuôi và tính toán sản lượng có thể cung ứng cho chế biến và xuất khẩu trong năm 2022. Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản của Tổng cục Thủy sản cho biết, diện tích thả nuôi cá tra trong các tháng 7, 8, 9 giảm từ 30 - 55% so với cùng kỳ năm 2020 do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, diện tích thả nuôi trong các tháng 3, 4, 5, 6 và tháng 10 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính, diện tích thả nuôi phát sinh trong cả năm 2021 đạt 5.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2020. Trong 11 tháng năm 2021, sản lượng cá tra thu hoạch đạt 1,3 triệu tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Ước sản lượng thu hoạch cả năm 2021 đạt 1,5 triệu tấn.

Với sự sụt giảm sản lượng do người nuôi cá tra giảm thả nuôi trong thời gian ứng phó dịch bệnh COVID-19, chính là nỗi lo cho ngành cá tra thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu trong năm sau. Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, hiện cả nước có 96 cơ sở sản xuất giống cá tra; trong đó, có 80 cơ sở đang hoạt động và 2.289 cơ sở ương dưỡng giống cá tra. Sản lượng ước đạt khoảng 25 tỷ con cá tra bột và 3,1 tỷ con cá tra giống, bằng 62% so với năm 2020.

Nếu không đẩy mạnh tốc độ nuôi, thả, dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu trong quý I/2022 có thể thiếu hụt. Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, năm 2022, ngành cá tra đang đặt kế hoạch đạt trên 5.200 ha diện tích thả nuôi phát sinh; sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 1,7 triệu tấn.

Tổng cục Thủy sản đang đẩy mạnh chỉ đạo tổ chức sản xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ nhu cầu thả nuôi đầu năm để đảm bảo nguyên liệu chế biến cho cả năm 2022. Với diện tích thả nuôi cá tra trong tháng 12 ước đạt 330 ha, cần khoảng 200 triệu con giống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng hoàn tất nhiều chương trình hỗ trợ về con giống; trong đó, có cá tra hậu bị để có nguồn con giống chất lượng tốt hơn; đồng thời, hỗ trợ chi phí điện cho khu vực vùng nuôi cá tra để các cơ sở sản xuất giống và người nuôi có thêm chi phí duy trì sản xuất, cung ứng được nguyên liệu cho năm sau - bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn Vĩnh Hoàn chia sẻ.


Giá cá tra nguyên liệu khởi sắc

Sau một thời gian ở mức thấp, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng bình quân 2.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng.

Tại TP Cần Thơ và những tỉnh có nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại vùng ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…, cá tra thịt trắng đạt chuẩn xuất khẩu có giá 23.000-24.000 đồng/kg, trong khi trước đây chỉ ở mức 21.000-22.000 đồng/kg. Giá cá tra nguyên liệu tăng do được nhiều đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để chế biến xuất khẩu và chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường cuối năm dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán 2022. Bên cạnh đó, nguồn cung cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương giảm do người dân giảm nuôi góp phần tạo điều kiện cho giá nhích lên. Theo hộ dân nuôi cá tra, với giá bán hiện nay, nếu nuôi cá đạt sản lượng tốt và cá ít bị hao hụt, người nuôi cá tra không còn bị thua lỗ nữa. Tuy nhiên, do giá thức ăn thủy sản và nhiều chi phí đầu vào phục vụ nuôi cá tra đã tăng mạnh thời gian qua nên đa phần người nuôi cá tra chỉ có lời chút ít hoặc huề vốn. Dự báo giá cá tra nguyên liệu có khả năng còn nhích lên trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ tăng và nguồn cung có phần hạn chế.

Qua 11 tháng năm 2021, nước ta đã nuôi trồng và thu hoạch cá tra đạt sản lượng 1,3 triệu tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Ước sản lượng thu hoạch cá tra cả năm nay đạt 1,5 triệu tấn, tương đương năm trước. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra năm 2021 sẽ đạt 1,54 tỉ USD, tăng 3% so với năm 2020.


Giá ếch nuôi tăng lên 10.000 đồng/kg

So với cách nay 1 tháng, giá thịt ếch nuôi tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL hiện tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg và đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 6 tháng qua.
Giá ếch nuôi loại 3-4 con/kg tại TP Cần Thơ và Hậu Giang, An Giang, Ðồng Tháp… được nông dân bán cho thương lái và các vựa thu mua ở mức 43.000-46.000 đồng/kg; còn ếch loại 5-7 con/kg đang có giá 36.000-40.000 đồng/kg. Giá ếch nuôi tăng cao do nguồn cung giảm mạnh vì thời điểm lượng ếch tới lứa thu hoạch không nhiều và do người dân tại nhiều địa phương giảm nuôi ếch vì giá cả đầu ra thấp trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, giá ếch nuôi có thời điểm chỉ ở mức 22.000-25.000 đồng/kg so với giá thành từ 24.000 đồng/kg trở lên, người nuôi ếch thua lỗ.

Dự báo giá ếch nuôi có khả năng còn tăng và tiếp tục đứng ở mức cao do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ tăng vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022. Ếch nuôi trong khoảng 3,5-4 tháng là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, trong mùa lạnh, ếch nuôi thường chậm lớn và có tỷ lệ hao hụt nhiều.


Bàn giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và kế hoạch triển khai năm 2022


Chiều 9/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và năm 2022”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Hội nghị có sự tham gia của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp và các địa phương trọng điểm nuôi cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Năm 2021, ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Giá cá tra nguyên liệu giảm thấp kéo dài từ năm 2019 làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất; đại dịch Covid-19 khiến chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra bị ảnh hưởng nặng nề.

Tại các tỉnh ĐBSCL, do thời gian giãn cách xã hội kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9/2021, các hoạt động sản xuất, vận chuyển con giống, thức ăn, cá nguyên liệu bị ảnh hưởng; nhiều cơ sở nuôi thiếu người thu hoạch; một số nhà máy sản xuất thức ăn, nhà máy chế biến cá tra phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất; chi phí sản xuất tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu; hoạt động vận chuyển quốc tế bị gián đoạn, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Bộ NN&PTNT đã kịp thời triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhờ đó kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021 đảm bảo duy trì mức tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2021 ước đạt 4,75 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng cá tra đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt trên 1,5 tỷ USD.

Theo nhận định chung, dịch Covid-19 có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2022 và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động logistic và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cá tra. Dự báo, diện tích thả nuôi cá tra trong các tháng 7,8,9 của năm nay giảm khoảng 30% đến 55% so với cùng kỳ năm ngoái, do đó, trong các tháng 1,2 và 3 của năm 2022 khả năng có thể xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến.

Từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản tích cực tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để phát triển sản xuất. Ngành tiếp tục chỉ đạo tổ chức sản xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ nhu cầu thả nuôi tháng 12 này và các tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, chỉ đạo thả nuôi để đảm bảo nguyên liệu chế biến trong năm 2022.

Cá tra là ngành hàng chủ lực, là sản phẩm đặc hữu của vùng ĐBSCL, có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội của toàn vùng. Dựa trên những kết quả đạt được trong năm 2021, ngành hàng cá tra vẫn đặt mục tiêu tham vọng cho năm sau. Cụ thể: Diện tích thả nuôi phát sinh trong năm đạt trên 5.200ha; sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.

Để tiếp tục phát huy những giá trị tích lũy trong hơn 20 năm phát triển, xây dựng ngành hàng cá tra, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ, kịp thời để phát triển nuôi cá tra, vừa đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng tháng cuối năm 2021, vừa đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến vào các tháng đầu năm 2022, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, kế hoạch phát triển của ngành". Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đưa ra 6 giải pháp:

Một là, các tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển các vùng nuôi liên kết với cơ sở chế biến, tiêu thụ để chia sẻ thông tin, điều tiết sản xuất theo yêu cầu từ thị trường. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh ĐBSCL tiếp tục triển khai Đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp. Ông bày tỏ mong muốn, địa phương khẩn trương thực hiện các quy định của nhà nước về hỗ trợ người sản xuất bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như giảm giá điện, hỗ trợ vốn, lãi suất vay, thuế, phí, bảo hiểm; thống nhất phương án hướng dẫn các doanh nghiệp, người nuôi duy trì hoạt động sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến... để đảm bảo ổn định chuỗi sản xuất cá tra, kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm.

Hai là, Thứ trưởng giao Cục Thú y tăng cường kiểm soát dịch bệnh, chia sẻ thông tin với Tổng cục Thủy sản và các địa phương ĐBSCL.

Ba là, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản có trách nhiệm kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm vùng nuôi cá tra, đặc biệt vùng nuôi cung cấp nguyên liệu xuất khẩu đi Mỹ; chia sẻ kết quả kiểm tra dư lượng với Tổng cục Thủy sản để phối hợp chỉ đạo nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Song song với đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục thực hiện các biện pháp cần thiết để mở cửa lại thị trường Ảrập Xêút với sản phẩm cá tra.

Bốn là, Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường, kịp thời tham mưu, chia sẻ thông tin với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở nuôi để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Năm là, các Hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi ngành hàng cá tra chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với dịch bệnh, dựa trên thông tin, hướng dẫn của ngành y tế, đồng thời, xây dựng thương hiệu và chiến lược thích ứng, phát triển lâu dài, bền vững.

Sáu là, với doanh nghiệp, cơ sở nuôi, lãnh đạo Bộ NN-PTNT gợi mở một số định hướng như: Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tiện lợi cho tiêu dùng, trọng lượng phù hợp với bữa ăn gia đình và theo từng phân khúc thị trường; Đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá tra; nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc; Chuẩn bị tốt nội lực để tận dụng cơ hội xuất khẩu cá tra sang thị trường EU, sau khi việc cắt giảm những dòng thuế liên quan có hiệu lực nhờ hiệp định EVFTA.


Nhà máy Thuốc Thú Y đạt chuẩn GMP – WHO

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NANO HỢP NHẤT APA với vốn đầu tư liên doanh giữa Thái Lan và Việt Nam, chúng tôi tự hào là một doanh nghiệp dẫn đầu về công nghệ vượt trội trong ngành Thuốc Thú Y Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung. Với sự tâm huyết và nỗ lực không ngừng, chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên tiến của Thái Lan để cho ra đời những sản phẩm với công thức đạt chuẩn quốc tế tạo được tiếng vang và uy tín trên thị trường nội địa và thế giới.
Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã đầu tư xây dựng Nhà máy Thuốc Thú Y APA đạt chuẩn GMP – WHO do Cục Thú Y & Bộ Y Tế ban hành. Nhà máy APA được trang bị với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn GLP – WHO, hệ thống kho lưu trữ hàng hóa chuẩn GSP – WHO, hệ thống trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia, nhân viên, quản lí Thái – Việt dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao. Ngoài ra, tất cả quá trình sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo hệ thống khép kín nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, chúng tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào sản phẩm và dịch vụ mà APA mang đến.

Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...

No comments:

Post a Comment

Popular Posts