Sunday, July 10, 2022

Giá Tôm Thẻ 10/07/2022 (Miền Tây)

Giá Tôm Thẻ, Tôm Sú - Ngày 10/07/2022

Giá Tôm Thẻ kiểm kháng sinh khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ. Giá Tôm Sú Oxy Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre...

THÔNG TIN CẬP NHẬT GIÁ TÔM THẺ TÔM SÚ ĐBSCL

Về thị trường giá thủy sản hôm nay 10/07/2022, giá tôm thẻ kks 09/07/2022 khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
20con 235
25lon 185
25nho 180
30lon 155
30nho 150
40lon 136
50con 133(kks ao đất)
60con 127(kks ao đất)
70con 122(kks ao đất)
Lượng trên 2 tấn lượng ít alô thương lượng
Liên hệ: 0979257767 (anh TÍNH)

Giá tôm sú thẻ kks 10/07/2022 khu vực Bạc Liêu:
Sú oxy.                                 Thẻ oxy
20c lớn 350k.                        25con 185k
20c nhỏ 340k.                       30con 155k
30c lớn 260k                         40con 140k
30c nhỏ 250k                        50con 128k
40c 190k                                60con 123k
Liên hệ: 0945499447

Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh 09/07/2022 khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau:
20c-230k +-10k (tới 22c tròn)
25cl-180k +5k
25cn-175k -5k (tới 26c tròn)
30cl -148k+2k
30cn-146k-2k
40c-134k +-1k
50c- 124k +-500đ
60c - 119k +-500đ tới 75c
100c -93k+-500đ/con
Giá tôm thẻ oxy 09/07/2022 khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
25cl-185k+5
25cn-180k-5
30cl-155k+2
30cn150k-2
Giá thẻ ao bạt bắt ngang xem màu ngày 09/07/2022 khu vực Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau:
30c-145k+-2k
40c-133k+-1k
50c-123k+-1k
60c-118k +-500₫
70c-112k +-500₫
80c-106k +-500₫
100c-95k +-300₫
150c-83k +-200₫
200c-70k +-200₫
300c-47k +-100₫
400c-35k +-100₫
Liên hệ: 0793652820 (anh THÂN)

Giá thu mua tôm sú, thẻ oxy 10/07/2022 khu vực Trà Vinh:
Sú oxy.                                 Thẻ oxy
20con 350k.                        25con 175k
30con 260k.                        30con 155k
40con 190k.                        40con 132k
50con 150k                         50con 120k
60con 120k.                        60con 110k
70con 110k.                        100con 92k
Liên hệ: 0799414474 (Phó Hồng Tuyết)

Giá thẻ đá kks 5/7/2022
 📣📣📣📣giá tăng nhẹ nha ace.
 30lớn 150 +2
 30nhỏ 147-2
 40 nhỏ 135 -1
 50lớn 127+ 0,5
 60c 121 +- 0,3
 70c 118 +- 0,3
 80c 110 +0,3
 Ace có bán tom alo em nha. Em mua khu vực Bạc Liêu.0949 932 955 Nhi.


Giá tôm thẻ KKS ngày 10/7
25c 170k
30c 150k
40c 133k
50c 124k
60c 119k
70c 114k
80c 109k
100c 97k 
Có tôm liên hệ em 0918 279 352 (Kiệt)


Oxy KV Bến Tre 9/7/2022
Tôm 40con: 137K
Tôm 50con: 132K
Tôm 60con: 129K
Tôm 70con: 124K
Mua từ 39 về 72
( 70 nhỏ -500)
Các size khác vẫn mua bình thường
Lh0961648278

TẠO MÀU TRÀ, NGĂN CHẶN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO ĐÁY, TẢO ĐỘC


#HƯNGHẠOHÂN Ngày 09/07/2022
097.6789.919- 0905.967.919



Giá thẻ oxi khu vực Bình Đại (Bến Tre) ngày 09/05/2022:
40c 145k
50c 125k
60c 113k
Liên hệ: 0907305881 (Thúy)

Giá tôm thẻ oxy luộc đỏ và đạt kháng sinh 08/07/2022 khu vực Bến Tre:
Tôm 40con: 137k
Tôm 50con: 132k
Tôm 60con: 129k
Tôm 70con: 124k
MUa tu 40-70c (cong tru 500d)
Dập đá kiểm kháng sinh
60c nhỏ 120k tru 500d
Liên hệ: 0975363765 (anh NAM)

Giá tôm thẻ kks 08/07/2022 kiểm kháng sinh khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau:
20c 235+ 10000 lớn
20c 232-10000 nhõ 22c
25c 187 +5000 22.01=> 24c
25c 185+5000 lớn =>24.01
25c 176+5000 nhõ =>26c
30c 155+ 2000 28=>26.01
30c 150+2000 30=> 28c01
30c 148-2000 nhõ tới 34c
40c 132+-1000
50c 125+-500
60c 120+-500 tới 74c
80c 109+-500
100c 97+-300
Kiễm kháng sinh lượng 2 tấn trỡ lên 
Có bắt hàng màu 50c về 150c giá thương lượng
Liên hệ: 0919781835 (anh NY)

Giá tôm thẻ chân trắng ao bạc 01/06/2022 khu vực Cà Mau, Bạc Liêu:
 •Kiểm Kháng Sinh
20c lớn 235 + 10.000₫
20c nhỏ 230 - 10.000₫ tới 22c lẻ
25c lớn 184 +5.000₫ tới 22c lẻ
(22c-24c giá 25c 189 +1c 5.000₫)
25c nhỏ 176 -5.000₫ tới 26c
30c lớn 148 +2.000₫
(Nằm 26,01-28c giá 30c lớn 153 +2.000₫ ) ❌
30c nhỏ 144 -2.000₫
40c lớn 129 +1.000₫
40c nhỏ 129 -1.000₫ tới 50c
50c nhỏ 122 -1.000₫
60c lớn 118 +500₫
60c nhỏ 119 -500₫ tới 65c 
70c lớn 116 +1c 500₫ 
70c nhỏ 116-1c 500₫ tới 75c 
80c lớn 111 +500₫ tới 75c
80c nhỏ 110 -500₫ tới 85c
90c 100 +300₫ tới 85c
👉Kiểm Vi Sinh(  màu xanh )
30c 145 +-2.000₫ mua 27c-31c
40c lớn 127 +1.000₫ mua 36c-39c
*Bắt Ngang Coi Thẹo Ốp
30c 139 +-2.000₫
40c lớn  122 +1.000₫
40c nhỏ 122 -1.000₫
* MÀU TRUNG QUỐC
50c nhỏ 119 -1.000₫
60c lớn 114 +500₫
60c nhỏ 114 -500₫ 
70c lớn  108 +1c 500₫ tới 65c
70c nhỏ 108-1c 500₫ tới 80c
80c nhỏ 102 -500₫ tới 85c
100c lớn 94 +300₫ tới 85c
100c nhỏ 94-1c 200đ tới 130c👈
150c lớn 83 +200₫
150c nhỏ 81-1c 200d tới 170c
200c lớn 67+200₫
200c nhỏ 65 -300₫
Lưu Ý: dưới 1 tấn giảm 2k, dưới 500kg giảm 5k
Liên hệ: 0868.06.7777 (anh TRÍ AN)

Giá tôm sú thẻ oxy luộc kiểm ao đất ao bạc 09/07/2022 khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng:
25lon 185+5
25nho 180-5
30lon 155+2
30nho 150-2
Ưu tiên khu vực bạc Liêu sóc trăng 
Liên hệ: 0943211494 (anh DỦ)

Giá tôm thẻ oxy 18/04/2022 khu vực Ba Tri - Bình Đại - Thạnh Phú (Bến Tre):
30c lon 165k
30c nho 160k
40c 140k
50c 125k
Liên hệ: 0335550163

Giá tôm thẻ oxy 14/03/2022 khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng:
25c 180k +_5k
30c 165k +_2k
Giá tôm thẻ dập đá kks 14/03/2022 khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng:
25c lớn 178k +5k
25c nhỏ 175k -5k
30c 158k +_2k
40c 144k +1-2k
50c 131k +_1k
60c 118k +_500
70c 112k +_500
80c 105k +_500
100c 95k +_500
Liên hệ: 0948171794 (anh LÂU)

Giá tôm thẻ oxy luộc ao bạc ao đất 05/05/2022 khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Oxy 05/05/2022
NHẬN XÔ 50-85c
50c 124
60c 119
70c 114
80c 109
Nhận Lượng trên 1 tấn
Nhận Xô 50-83c
Kv sóc trăng bạc liêu
Liên hệ: 0962676593 (anh NHÃ)




Thị trường Giá Cá, Ếch hôm nay hầu hết tăng giá, Giá cá tra thịt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hôm nay đang ở mức 27.5000-28.000 đồng/kg, giá cá tra giống giá ổn định ở mức 27.000-29.000 đồng/kg size 30-35 con. Giá cá lóc thịt được giá cao từ 36.000-38.000 đồng/kg (>600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 280-300 đồng. Giá ếch thịt tăng mạnh, ếch thịt giá 41.000-44.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp có giá tăng cao từ 47.000-49.000 đồng/kg (loại cá thịt 6-7 con/kg). Giá cá rô tại Cần Thơ, Hậu Giang đang có giá từ 31.000-32.000 đồng/kg (loại cá thịt 3-5 con/kg). Cá thát lát (cá nàng hai) thịt (2-3 con/kg) giá đang tăng cao từ 68.000-70.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.400 đồng/con.

Giá tôm nguyên liệu tuần 04/07/2022 - 10/07/2022

TÊN MẶT HÀNG ĐƠN GIÁ ĐƠN VỊ TÍNH NGÀY BÁO GIÁ ĐỊA PHƯƠNG
Tôm thẻ 100 con/kg tại ao 97.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 80 con/kg tại ao 101.000 – 104.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 70 con/kg tại ao 116.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 60 con/kg tại ao 121.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 127.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 40 con/kg tại ao 137.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 30 con/kg tại ao 151.000 – 156.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 60 con/kg 130.000 – 140.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 50 con/kg 160.000 – 170.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 40 con/kg 205.000 – 210.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 30 con/kg 240.000 – 250.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm sú loại 20 con/kg 340.000 – 350.000 đồng/kg 7/7/2022 Sóc Trăng
Tôm thẻ 60 con/kg tại ao 122.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 127.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm thẻ 40 con/kg tại ao 136.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm thẻ 30 con/kg tại ao 155.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm thẻ 25 con/kg tại ao 185.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm sú loại 40 con/kg 200.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm sú loại 30 con/kg 260.000 – 270.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm sú loại 20 con/kg 340.000 – 350.000 đồng/kg 7/7/2022 Bạc Liêu
Tôm thẻ 100 con/kg tại ao 92.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 60 con/kg tại ao 110.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 120.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 40 con/kg tại ao 132.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 30 con/kg tại ao 155.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 25 con/kg tại ao 175.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 70 con/kg 110.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 60 con/kg 120.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 50 con/kg 150.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 40 con/kg 190.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 30 con/kg 260.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm sú loại 20 con/kg 340.000 đồng/kg 6/7/2022 Trà Vinh
Tôm thẻ 70 con/kg tại ao 123.000 đồng/kg 5/7/2022 Bến Tre
Tôm thẻ 60 con/kg tại ao 128.000 đồng/kg 5/7/2022 Bến Tre
Tôm thẻ 50 con/kg tại ao 130.000 đồng/kg 5/7/2022 Bến Tre
Tôm thẻ 40 con/kg tại ao 135.000 đồng/kg 5/7/2022 Bến Tre


Ngành tôm đạt mục tiêu, nhưng khó như kỳ vọng

Nếu nhìn vào kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm, chắc hẳn mọi người đều lạc quan cho rằng, ngành tôm sẽ về đích sớm và vượt xa mục tiêu 4 tỉ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, doanh nghiệp thì không nghĩ như vậy, bởi thị trường không đơn giản là phép tính cộng mà luôn tiềm ẩn những biến số khó lường và một trong những biến số đó đã bắt đầu lộ diện trong 2 tháng cuối của quý II-2022.
Thiếu tôm nguyên liệu

Biến số đầu tiên và cũng là thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp chính là việc thiếu tôm nguyên liệu. Thật ra, tình hình thiếu tôm nguyên liệu đã lờ mờ xuất hiện từ những ngày đầu tháng 5, khi số diện tích thả tôm còn chưa nhiều nhưng độ mặn trên các cửa sông đã về 0 phần ngàn và bệnh phân trắng, EHP xuất hiện nhiều tại các vùng nuôi, khiến nhiều diện tích phải “thu hoạch non”, còn số khác thì tạm ngưng chưa dám thả giống. Tại hội nghị khách hàng nuôi tôm do Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam tổ chức tại Sóc Trăng vào ngày 3-7-2022, anh Công một hộ nuôi tôm ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết, dù nuôi theo mô hình ao tròn nổi nhưng tôm nuôi của anh cũng bị bệnh phân trắng rất nhiều. Quay sang anh bạn đứng kế bên, anh Công cho biết thêm: “Như ông này, thả 2 triệu post mà thu chỉ có 8 tấn tôm cỡ 46-50 con/kg vì dính bệnh phân trắng”.

Theo báo cáo của 4 tỉnh nuôi tôm trọng điểm vùng ĐBSCL, gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm nuôi của 4 tỉnh này đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, sản lượng tôm 6 tháng đầu năm của tỉnh Cà Mau ước đạt 118.245 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; Bạc Liêu là 64.740 tấn, tăng trên 11%; Kiên Giang là 56.050 tấn, tăng 6% và Sóc Trăng là 51.554 tấn, tăng 13,46% so với cùng kỳ. Còn theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm tăng đến 33% so với cùng kỳ. Hay nói cách khác, nguồn tôm dự trữ của các doanh nghiệp đã gần như không còn sau khi dồn lực tăng tốc ở 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, diện tích đang nuôi tôm hiện không nhiều nên hầu hết các doanh nghiệp đều nhận định: “Sẽ thiếu tôm nguyên liệu trong 6 tháng cuối năm”.

Nhiều thách thức

Theo đánh giá chung của VASEP, do thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu, nên xuất khẩu tôm trong tháng 5 và 6 có dấu hiệu chững lại so với 4 tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 6, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ghi nhận chỉ ở mức 1 con số. Riêng về khó khăn trong 6 tháng cuối năm, VASEP nhận định rằng, lạm phát giá và thiếu nguyên liệu chính là bài toán khó cho doanh nghiệp ngành tôm. Ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng giám đốc Công ty CP chế biến thủy sản Tài Kim Anh, ở Khu Công nghiệp An Nghiệp, Sóc Trăng, cho rằng, ngành tôm sẽ đối diện với nhiều thách thức trong 6 tháng cuối năm, như thiếu tôm nguyên liệu dẫn đến giá cao, chi phí sản xuất tăng, tăng lương cho người lao động, lãi suất tăng, ngân hàng thắt chặt tín dụng… Còn theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, bên cạnh những khó khăn trên, con tôm Việt Nam còn gặp sự cạnh tranh lớn từ tôm của Ecuador, Ấn Độ ở thị trường Mỹ, nên ít nhiều tác động tiêu cực đến mặt bằng giá chung. Thứ hai, là vấn đề lạm phát cũng tác động đến tâm lý người tiêu dùng làm sức cầu không tăng như kỳ vọng nên giá tiêu thụ cũng khó có thể cải thiện theo hướng tăng thêm.

Cao điểm của ngành tôm thường rơi vào 6 tháng cuối năm, kể cả thu hoạch và chế biến, xuất khẩu. Hay nói cách khác, cả sản lượng thu hoạch lẫn chế biến, xuất khẩu đều sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này và có tính quyết định đến hiệu quả của cả mùa tôm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tình hình thu hoạch tôm vẫn diễn ra khá yên ắng, dù theo lịch thời vụ, tháng 7-8 là cao điểm thu hoạch của mỗi vụ tôm. Ngay cả những nông dân nuôi tôm quy mô lớn theo quy trình công nghệ cao cũng thừa nhận, năm nay sẽ không có vụ thu hoạch rộ như mọi năm. Không những vậy, tôm cỡ lớn (20-40 con/kg) cũng không có nhiều, thay vào đó là tôm cỡ trung và cỡ nhỏ.

Trước những thách thức trên, ông Tài cho biết, sẽ tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp lại sản xuất, chuyển sang ưu tiên chế biến hàng giá trị gia tăng để giảm áp lực tôm nguyên liệu và tiết giảm các chi phí không cần thiết. Còn theo ông Hồ Quốc Lực, sách lược công ty là tăng cường tiêu thụ các thị trường phù hợp thế mạnh và có tỷ suất lợi nhuận tốt, đồng thời tiếp tục thả nuôi vụ 2 trên nền tảng tin tưởng vào quy trình nuôi đang có của mình. Với thế mạnh trình độ chế biến và linh hoạt thị trường, khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 4,2 tỉ USD đối với ngành tôm trong năm 2022 là không khó, nhưng cái khó là làm sao vượt qua được thách thức trên để tạo được bước nhảy xa hơn như kỳ vọng.

Ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Bến Tre nằm ở cực đông đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ. Diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Các hệ thống sản xuất tôm nước lợ của tỉnh nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung thời gian qua có sự phát triển mạnh theo hướng đa dạng về hình thức canh tác như: chuyên canh tôm, tôm - lúa, tôm - rừng và gia tăng mức độ thâm canh gồm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh, kéo theo sự tăng trưởng nhanh về năng suất cũng như giá trị sản xuất.
Tiềm năng nghề nuôi tôm

Với khoảng 50 ngàn ha diện tích tiềm năng nuôi thủy sản, tỉnh đã khai thác 45 ngàn ha nuôi thủy sản, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,3% giai đoạn 2016 - 2020. Tổng sản lượng nuôi thủy sản đạt trên 295 ngàn tấn. Trong đó, tôm nước lợ chiếm 70,28 ngàn tấn, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2016. Năng suất mô hình nuôi ngày càng được nâng cao. Tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt 8 - 10 tấn/ha/vụ; tôm sú thâm canh 5,5 - 6 tấn/ha/vụ, nuôi quảng canh tôm - lúa từ 150 - 200kg/ha/năm. Qua đó, đã tạo ra một lượng lớn hàng hóa thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm ổn định cho hàng chục ngàn lao động, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã xác định rõ trong nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn mới của tỉnh là rà soát, điều chỉnh vùng nuôi, hình thức và đối tượng nuôi thủy sản phù hợp với định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn nuôi thủy sản với chế biến và xuất khẩu. Phát triển toàn diện kinh tế biển gắn với bảo vệ vùng biển, tài nguyên biển; xây dựng và triển khai Đề án thành lập khu kinh tế ven biển. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm biển đạt 41,5 ngàn ha, trong đó nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao đạt 4 ngàn ha, sản lượng 114 ngàn tấn/năm.

Mặc dù vậy, nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức gia tăng: Gia tăng ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh do phát triển nhanh, thiếu quy hoạch và gia tăng mức độ thâm canh. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, kết hợp với biến động giảm nguồn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong dẫn đến tình trạng hạn hán, nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất. Hiệu quả sản xuất thấp do chi phí đầu vào cao. Liên kết trong sản xuất, phối hợp quản lý giữa các ban, ngành còn “lỏng lẻo”, thị trường đầu ra thiếu ổn định, gia tăng các rào cản kỹ thuật, bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu.

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2021 có chỉ ra “Do ảnh hưởng của nắng nóng, mặn tăng cao và kéo dài những tháng đầu năm nên nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích bị thiệt hại và chậm thả giống. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh tại các quốc gia là đối tác thương mại nên ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng xuất khẩu thủy sản, giá cả nhiều đối tượng nuôi giảm đáng kể. Tổng diện tích thả nuôi ước đạt 45 ngàn ha, đạt 95,7% kế hoạch, giảm 0,4% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh là 11,03 ngàn ha, đạt 91,9% so với kế hoạch, bằng 94,5% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi thu hoạch trên 295 ngàn tấn, đạt 98,3% kế hoạch, tăng 3,5% so với cùng kỳ”.

Để đẩy mạnh phát triển ngành tôm, khai thác tối đa tiềm năng diện tích để hình thành các vùng sản xuất tôm tập trung, nâng cao giá trị sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu, cần thiết phải xây dựng phương án phát triển ngành tôm tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phương án này là cơ sở cho việc tích hợp vào phương án quy hoạch nông nghiệp trong Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sản lượng và năng suất

Trong giai đoạn 2016 - 2021, mặc dù diện tích nuôi tôm của tỉnh khá ổn định, chỉ tăng 0,2%/năm (từ 35 ngàn ha năm 2016 lên 35,3 ngàn ha năm 2021), nhưng sản lượng nuôi lại tăng bình quân tới 11,9%/năm (tăng từ 46,278 ngàn tấn lên 81,2 ngàn tấn). Đạt được kết quả này là do trong giai đoạn vừa qua, ngành nuôi tôm đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.

Diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh có xu hướng giảm dần cả diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng do những vùng thuận lợi được người dân chuyển đổi sang nuôi tôm công nghệ cao. Diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh giảm bình quân 24,2%/năm (từ 2 ngàn ha xuống còn 500ha), sản lượng giảm bình quân 16,1% (từ 5,75 ngàn tấn xuống còn 2,4 ngàn tấn). Nuôi tôm thẻ chân trắng tăng 12% về diện tích (từ 5 ngàn ha lên 8,8 ngàn ha) nhưng sản lượng lại giảm 0,9%/năm (từ 37 ngàn tấn xuống còn 35,3 ngàn tấn).

Diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến cũng có xu hướng giảm dần với tốc độ giảm bình quân 3%/năm (giảm từ 28 ngàn ha xuống còn 24 ngàn ha), sản lượng giảm bình quân 0,9%/năm (giảm từ 2,39 ngàn tấn xuống còn 2,28 ngàn tấn). Trong đó, năm 2021, diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến chuyên tôm đạt 6,91 ngàn ha (Bình Đại 84ha, Ba Tri 1,4 ngàn ha, Thạnh Phú 5,43 ngàn ha), tôm - lúa 6,65 ngàn ha (Bình Đại 336ha, Thạnh Phú 6,31 ngàn ha), tôm rừng 10,43 ngàn ha (Bình Đại 8,9 ngàn ha, Ba Tri 735ha, Thạnh Phú 798ha).

Nuôi tôm càng xanh trong giai đoạn 2017 - 2021, diện tích giảm và giữ ổn định trong những năm gần đây với 1,8 ngàn ha; trong đó huyện Bình Đại 120ha, Thạnh Phú 617ha, Giồng Trôm 593ha, Mỏ Cày Nam 394ha, Mỏ Cày Bắc 61ha, Chợ Lách 15ha. Sản lượng tôm càng xanh tăng bình quân 1,6%/năm, tăng từ 1,1 ngàn tấn lên 1,2 ngàn tấn.

Trong thời gian gần đây đã có sự chuyển đổi nhanh từ hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh truyền thống sang nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (nuôi 2, 3, 4 giai đoạn) tại địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.

Nuôi tôm công nghệ cao bắt đầu được phát triển từ năm 2017 với diện tích mới đạt 75ha, đến năm 2021 diện tích nuôi đã đạt 2 ngàn ha với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2017 - 2021 đạt 127,2%/năm (Bình Đại 950ha, Ba Tri 200ha, Thạnh Phú 850ha). Sản lượng nuôi đạt tốc độ tăng bình quân 141,3%/năm (tăng từ 1,18 ngàn tấn năm 2017 lên 40 ngàn tấn năm 2021). Đây là hình thức nuôi mới, kiểm soát tốt dịch bệnh. Năng suất, chất lượng tăng lên đáng kể (năng suất bình quân đạt khoảng 12 tấn/ha đất (1 năm nuôi được 3 vụ, sản lượng đạt khoảng 36 tấn/ha đất, cao gấp hơn 4 lần so với nuôi tôm thâm canh trước đây), lợi nhuận trung bình từ 700 - 800 triệu đồng/ha/vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Ưu điểm của loại hình nuôi mới khép kín, cách ly được môi trường dịch bệnh giai đoạn đầu, nuôi mật độ cao, kiểm soát chặt chẽ chi phí nuôi thông qua việc kiểm soát tốt thức ăn, xử lý nước, ao nuôi nhỏ và nâng cao tỷ lệ sống, nuôi tôm lên cỡ lớn, tạo điều kiện tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích. Đối với hạ tầng để phát triển cho nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, hầu hết được sử dụng từ các công trình giao thông, thủy lợi, điện đã đầu tư cho vùng nuôi tôm thâm canh tập trung trước đây, hiện nay chưa có dự án thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao nên với diện tích nuôi như hiện nay thì mới chỉ cơ bản đáp ứng được yêu cầu.


Hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022

Tổng cục Thủy sản đề nghị các địa phương căn cứ vào khung mùa vụ chung và tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tháng 1/2022, nhiệt độ trên phạm vi cả nước phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,5 độ C. Tháng 2/2022, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ phổ biến thấp hơn TBNN 0,5 độ C, các khu vực khác ở mức xấp xỉ so với TBNN. Từ tháng 3-6/2022, nhiệt độ trên cả nước phổ biến xấp xỉ TBNN; riêng tháng 6/2022 khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ phổ biến cao hơn 0,5 độ C so với TBNN. Các đợt rét đậm, rét hại xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn từ nửa cuối tháng 1 đến tháng 2 năm 2022 với thời gian không kéo dài.

Do đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển ngành tôm năm 2022, góp phần thành công trong triển khai Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời, để tận dụng tiềm năng, lợi thế ngành tôm cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu,…, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022 cho các địa phương.

Theo đó, đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, về nuôi tôm sú, thả giống từ tháng 3 đến tháng 9. Với nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi chính vụ thả giống từ tháng 3 đến tháng 8; nuôi tôm vụ đông, thả giống từ tháng 9 đến hết tháng 12 (áp dụng đối với vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm vụ đông).

Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, với tôm sú, thả giống từ tháng 2 đến tháng 7. Với tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 2 đến tháng 8.

Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, về tôm sú, nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống từ tháng 3 đến tháng 8. Nuôi quảng canh, thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 (vùng nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến hết tháng 9). Đối với tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022 (vùng nuôi ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến tháng 12).

Đối với các tỉnh Đông Nam bộ, tôm sú nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, thả giống từ tháng 2 đến tháng 7. Nuôi kết hợp tôm sú với cua, cá, nuôi tôm rừng, thả giống từ tháng 12/2021 đến tháng 8 năm 2022. Với tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 2 đến tháng 8 (vùng nuôi có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10).

Ngoài ra, đối với các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tôm sú nuôi thâm canh, bán thâm canh, thả giống từ tháng 2 đến tháng 10. Nuôi kết hợp tôm sú với cua, cá; nuôi tôm rừng, thả giống quanh năm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn dịch bệnh, người nuôi cần ngắt vụ để cải tạo ao, diệt mầm bệnh ít nhất 1 lần/năm. Với nuôi luân canh tôm – lúa, thả giống từ tháng 1 đến tháng 5. Với tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 2 đến tháng 10.

Các địa phương có cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng đảm bảo không chịu ảnh hưởng của thời tiết; chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.

Trên cơ sở này, Tổng cục Thủy sản đề nghị các địa phương căn cứ vào khung mùa vụ chung và tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý tốt việc thả giống, điều chỉnh lịch thời vụ kịp thời khi có yêu cầu để phù hợp với thực tế sản xuất.

Khuyến cáo các cơ sở, vùng nuôi liên kết với Hiệp hội tôm giống, cơ sở sản xuất giống, cơ sở sản xuất, cung ứng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường có uy tín để có con giống và vật tư chất lượng tốt phục vụ sản xuất. Hướng dẫn người nuôi thực hiện quy trình nuôi 2-3 giai đoạn, thả giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm soát tốt chất lượng, điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, điều kiện nuôi tôm nước lợ,…




Công dụng:
– Chất khử trùng cực mạnh và hiệu quả; tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, nguyên sinh động vật gây bệnh như: bệnh lở loét, xuất huyết, thối đuôi, tuột nhớt, gan thận mủ, bệnh đường ruột, đốm đen, mòn râu, cụt đuôi, phát sáng, mụn ghẻ,… trên tôm, cá, ếch.
– Ngăn ngừa dịch bệnh.
– Tạo môi trường trong sạch giúp tôm, cá, ếch phát triển tốt.
– Sát trùng dụng cụ, bể ương trong nuôi trồng thủy sản.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts