Sunday, February 4, 2024

Hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống Nuôi Tôm Nước Lợ năm 2024

Theo bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên cả nước từ tháng 1-6/2024 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, trạng thái khí quyển và đại dương đang ở pha El Nino. Cần có khung lịch phù hợp cho mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ trong năm 2024...
Hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống Nuôi Tôm Nước Lợ năm 2024
Trong ba tháng đầu năm 2024, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 90%; trong các tháng mùa khô năm 2023-2024 nguy cơ cao xẩy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nguy cơ xẩy ra ở cấp độ 3-4 trên phạm vi rộng, kéo dài ở một số vùng trên cả nước...



Từ kết quả chỉ đạo mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2023 và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, để xây dựng và chủ động mùa vụ nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tận dụng lợi thế ngành tôm cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo kế hoạch năm 2024, Cục Thủy sản hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2024 và một số nội dung quản lý giống, vật tư đầu vào dùng trong nuôi tôm nước lợ, cụ thể như sau:

KHUNG LỊCH MÙA VỤ THẢ GIỐNG NUÔI TÔM NƯỚC LỢ

KHU VỰC NUÔI ĐỐI TƯỢNG NUÔI THỜI GIAN THẢ GIỐNG
1. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TỪ QUẢNG NINH ĐẾN THANH HÓA (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa) Nuôi tôm sú Thả giống từ tháng 03/2024 đến hết tháng 09/2024.
Nuôi tôm thẻ chân trắng Nuôi chính vụ: Thả giống từ đầu tháng 03/2024 đến tháng 09/2024.
Nuôi tôm nước lợ vụ đông (Áp dụng đối với cơ sở có điều kiện cơ sở nuôi chủ động kiểm soát được nhiệt độ, và các điều kiện nuôi khác trong mùa đông có thể thả nuôi tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng) Thả giống từ tháng 10/2024-12/2024.
2. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TỪ NGHỆ AN ĐẾN THỪA THIÊN HUẾ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) Nuôi tôm sú Thả giống từ tháng 01/2024 đến hết tháng 06/2024.
Nuôi tôm thẻ chân trắng Nuôi chính vụ: Thả giống từ đầu tháng 01/2024 đến tháng 04/2024.
Nuôi tôm nước lợ vụ đông (Áp dụng đối với cơ sở có điều kiện cơ sở nuôi chủ động kiểm soát được nhiệt độ, và các điều kiện nuôi khác trong mùa đông) Thả giống từ tháng 09/2024-12/2024.
3. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN PHÚ YÊN (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phúc Yên) Nuôi tôm sú Thả giống từ tháng 01/2024-07/2024.
Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 01/2024-08/2024. Đối với vùng nuôi cơ sở hạ tầng đảm bảo, chủ động nguồn nước, giải pháp kỹ thuật nuôi phù hợp, có thể thả giống đến tháng 10/2024.
4. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH TỪ KHÁNH HÒA ĐẾN BÌNH THUẬN (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) Nuôi tôm sú - Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 01/2024-08/2024.
- Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 02/2024-08/2024 (Đối với vùng nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến hết tháng 09/2024).
Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 01/2024-09/2024 (Đối với vùng nuôi ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến tháng 12/2024).
5. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ (Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh) Nuôi tôm sú - Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 01/2024-07/2024.
- Nuôi kết hợp tôm sú với cua, cá; nuôi tôm rừng: Thả giống từ tháng 12/2023-08/2024.
Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 01/2024-08/2024 (Đối với vùng nuôi có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10/2024).
6. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) Nuôi tôm sú - Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 01/2024-10/2024 (Đối với vùng nuôi có điều kiện độ mặn phù hợp, kiểm soát được nguồn nước và thực hiện tốt việc cải tạo, diệt mầm bệnh giữa các vụ nuôi có thể thả giống quanh năm).
- Nuôi kết hợp tôm sú với cua, cá; nuôi tôm rừng: Thả giống quanh năm, tuy nhiên để đảm bảo an toàn dịch bệnh, người nuôi cần ngắt vụ để cải tạo ao (tối thiểu 30 ngày), diệt mầm bệnh ít nhất 01 lần/năm.
- Nuôi luân canh tôm - lúa: Thả giống từ tháng 01/2024-06/2024 (Lưu ý phải thả giống và thu hoạch trước tháng 09/2024 để kịp vụ lúa).
Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 01/2024-10/2024 (Đối với các trang trại, vùng nuôi có điều kiện độ mặn phù hợp, chủ động trữ nước, xử lý được nguồn nước và thực hiện tốt việc cải tạo, diệt mầm bệnh giữa các vụ nuôi có thể rải vụ thả giống quanh năm nhưng phải có giải pháp ứng phó kịp thời khi điều kiện thời tiết bất lợi xảy ra).
7. ĐỐI VỚI HÌNH THỨC NUÔI TÔM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, KIỂM SOÁT HOÀN TOÀN ĐIỀU KIỆN NUÔI Các địa phương có cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng đảm bảo không chịu ảnh hưởng của thời tiết; chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.
 

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia - Tổng hợp: Thuốc Thú Y Thủy Sản APA


QUẢN LÝ MÙA VỤ THẢ GIỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

1. Sở NNPTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ven biển:
  • Căn cứ vào khung mùa vụ chung và tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai quan trắc cảnh báo môi trường và các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
  • Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý tốt việc thả giống, điều chỉnh lịch thời vụ kịp thời khi cần thiết để phù hợp với thực tế sản xuất.
  • Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi tôm liên kết với Hiệp hội tôm giống/cơ sở sản xuất giống có uy tín để có con giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất; Tổ chức liên kết sản xuất, giảm các khâu trung gian trong cung ứng con giống, thức ăn, vật tư đầu vào để giảm chi phí sản xuất.
  • Khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình nuôi nhiều giai đoạn và thả giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm, thực hiện cải tạo ao đầm nuôi kỹ để loại bỏ mầm bệnh trong ao, quản lý điều kiện môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm nuôi thường xuyên.
  • Tăng cường kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuấtgiống thủy sản; kiểm soát tốt chất lượng giống, kiểm dịch giống đảm bảo không mang các mầm bệnh nguy hiểm, bệnh EHP theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y thủy sản.
2. Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…:
  • Ngay từ đầu vụ cần tăng cường kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống; kiểm tra việc sử dụng tôm bố mẹ theo quy định để đảm bảo chất lượng tôm giống.
  • Cục Thuỷ sản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển và các đơn vị liên quan quan tâm thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Cục Thủy sản (qua Phòng Nuôi trồng thủy sản), số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; email: ntts@mard.gov.vn để phối hợp chỉ đạo.

Xem thêm: Thuốc Thú Y Thủy Sản thường dùng trong nuôi TÔM | Thức Ăn Thủy Sản Dinh Dưỡng sử dụng trong nuôi TÔM

No comments:

Post a Comment

Popular Posts